NHỮNG LỖI SAI KHÁ NGHIÊM TRỌNG KHI THI CÔNG MÓNG BĂNG

Đặt ngược thép bản móng (cánh móng) cực kì nhiều người mắc phải lỗi này, phương thép chịu lực chính thì lại tiết kiệm đặt rộng ngoác ra hoặc làm bé tí, cái không cần thiết thì lại làm rõ tốt.

Bẻ mỏ thép bản móng, kích thước dầm móng, kích thước bản móng bao nhiêu.. dùng thép phi mấy đan rộng bao nhiêu, thi công như nào và phù hợp với những công trình mấy tầng

Tất cả mình sẽ tóm gọn thật chi tiết ở bài viết hôm nay

Móng băng là 1 trong những loại móng sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà dân dụng, những công trình có tải trọng không quá lớn thường là nhà 2-3 tầng cùng lắm là lên tới 4 tầng, còn ở thành phố đất chia lô nhà này tựa nhà kia ta có thể xây cao tới 5 tầng và cũng tùy thuộc vào nền đất của từng khu vực mà chúng ta có những lựa chọn về loại móng phù hợp. Nếu mà trường hợp xây cao hoặc nền đất yếu, gần mương, hồ, rãnh nước có khả năng trơn trượt sụt lún thì nên chuyển sang móng cọc cho chắc ăn, thường thì chi phí nó cũng không cao hơn móng băng quá nhiều đâu

Còn đối với nhà c4 hoặc nhà 2 tầng, mà nền đất tốt ta có thể sử dụng móng đơn cho rẻ tiền, các bạn có thể vào kênh của mình để xem cái video về móng đơn nhé, mình nói cũng khá chi tiết đó.

Về phân loại móng băng

– Xét về vật liệu thì có 2 loại:

+ Móng băng gạch

+ Móng băng bê tông cốt thép

Xét về tính chất, độ cứng thì móng băng có 3 loại là:

+ Móng cứng

+ Móng mềm

+ Móng kết hợp

– Xét trên tiêu chí phương vị thì chia thành 2 loại:

+ Móng 1 phương: móng được dùng theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang hoặc chiều rộng của ngôi nhà. Các đường móng song song với nhau và khoảng cách sẽ phụ thuộc vào diện tích của công trình thi công.

+ Móng 2 phương thường sử dụng nhiều nhất: Các đường móng được thiết kế theo 2 phương giao với nhau

Và cuối cùng là móng chịu tải đúng tâm và móng chịu tải lệch tâm mọi người hay hiểu nhầm là móng 1 phương và móng 2 phương

Và còn nhiều cách phân loại nữa cơ, nhưng mà thôi không lại loạn mất

Các bước thi công móng băng như sau

Đầu tiên tất nhiên phải chuẩn bị đầy đủ nhân công, máy móc, cát, đá, xi măng, sắt thép, ván khuôn và vật tư cần thiết

B1: Giải phóng mặt bằng sau đó tiến hành đào móng độ sâu móng từ 1,5-2m và đầm thật kỹ đáy móng không là sau này móng sẽ lún không đều dễ gây nứt mái, nghiên nhà các bạn nên biết là móng mà xê dịch 1 phân thì dầm cột, trên mái phải xê dịch tới 4-5 phân

B2: Đổ lớp bê tông lót dày 100mm, có thể là bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ có tác dụng là làm sạch đáy móng định hình ván khuôn và chống mất nước xi măng khi chúng ta đổ bê tông

B3: Tiến hành làm thép

Đối với bản móng ( cánh móng)  chiều rộng phổ thông từ 900-1m2, 1m4 và chiều cao bản móng từ 300- 350mm thường sử dụng thép phi 12 đan lưới a150

và ae cực kì lưu ý phần đặt thép bản móng cứ 10 công trình thì mình thấy 4-5 công trình đặt sai. Và chuẩn thì nó là

Thép ngắn là thép chịu lực chính thì phải đặt dưới và thép chạy dọc dầm, thép dài đặt trên và với thép chạy dọc dầm ta có thể dụng bằng phi 10 vẫn được không cần thiết tới phi 12

Và 1 lưu ý nữa là nếu làm móng chịu tải lệch tâm, bắt buộc thép ngắn lớp bên dưới phải bẻ mỏ vài phân cho cái phần tiếp xúc làm sao đủ 30-40d, với d là đường kính thép


 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *