Móng cọc hay móng cọc bê tông là loại móng có hình trụ dài, được chế tạo từ các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm, được ép xuống đất bằng các máy chuyên dụng để gia cố nền móng và nâng đỡ cho toàn bộ cấu trúc của công trình xây dựng. Loại móng này được sử dụng cho hầu hết các công trình có kết cấu lớn, nền đất yếu, có độ lún nhiều và thường xuyên bị sạt lở.
Cấu tạo, thiết kế và kết cấu móng cọc
Cấu tạo móng cọc
Kết cấu móng cọc thường có 2 bộ phận chính:
- Cọc: Phần thân chính có chiều dài lớn hơn bề rộng tiết diện ngang, được đóng, ép vào nền đất nhằm cố định kết cấu của công trình xây dựng, tránh tình trạng sụt lún, nghiêng lệch.
- Đài cọc: Dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bổ tải trọng của công trình xây dựng lên các cọc.
Quy định khi thiết kế móng cọc
Tiêu chuẩn chung khi thiết kế móng cọc là đơn vị thi công cần phải tiến hành khảo sát địa hình để lựa chọn được cọc phù hợp tiêu chuẩn. Mô hình cọc được chọn cũng phải phù hợp với kết cấu công trình, khả năng chịu lực, độ sụt lún của nền đất,… Bên cạnh đó, lợi ích kinh tế cho công trình cũng cần được đảm bảo.
Với từng loại móng cọc, sẽ có những quy định riêng như sau:
- Móng cọc đài thấp là loại móng nằm thấp hơn mặt đất nên khi thi công cần phải thực hiện các tính toán về kích thước của cọc và của đài cọc; xác định sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã chọn; sơ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng và bố trí cọc trong nền móng.
- Móng cọc nhà dân: Loại móng cọc này thường dùng cho công trình nhà thấp bình thường và công trình kẹp khe trên phố, nhằm giảm xung đột gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.
- Móng cọc cừ tràm: Móng cọc này sử dụng cho nền đất yếu, có diện tích nhỏ, độ dài cọc thường từ 3m – 6m, mật độ đóng khoảng 25 cọc/m2. Khi sử dụng cọc cừ tràm cần chú ý đến địa thế xung quanh bởi chúng bị ảnh hưởng bởi nước ngầm.
Các loại móng cọc phổ biến
- Móng cọc đài thấp: Là loại móng cọc nằm dưới mặt đất và được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Chúng chỉ chịu nén, mà không chịu tải trọng uốn
- Móng cọc đài cao: Là loại móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng sẽ nhỏ hơn chiều cao của cọc. Chúng chịu cả hai tải trọng nén và tải trọng uốn.